Diệt mối cho biệt thự liền kề

Tại sao phải diệt mối cho biệt thự liền kề?

Diệt mối cho biệt thự liền kề là các hoạt động xử lý những con mối đã hiện diện trong biệt thự và ngăn ngừa bất kỳ đàn mối nào khác xâm nhập vào trong biệt thự. Biệt thự liền kề là loại công trình xây dựng mà các căn biệt thự có tường giáp nhau.
Nguồn thức ăn chính của loài mối chính là cellulose có trong các loại gỗ, giấy… Nên nếu biệt thự nhà bạn càng có nhiều đồ gỗ như cầu thang, tủ bếp, khung cửa, bàn… thì khả năng mối sẽ ‘hỏi thăm’ nhà bạn là rất lớn. Đặc biệt khi những nhà liền kề đã xuất hiện mối.
Có vài trường hợp chủ nhà chủ quan không phòng mối cho căn biệt thự, đến khi mối phá hủy gần hết đồ gỗ thì mới phát hiện ra. Tùy thuộc vào loài mối, có loài khi ăn sẽ phát ra những tiếng kêu đặc trưng nên ta sẽ dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời.
Vậy còn những loài không phát ra tiếng ồn khi ăn thì sao? Chắc chắn khi bạn phát hiện ra thì đồ gỗ đó đã gần mất hết công năng của mình. Và kết quả là phải thuê dịch vụ diệt mối đến để xử lý.
Diệt mối cho biệt thự, dịch vụ diệt mối cho biệt thự, diệt mối tại Tp.HCM
Hai căn biệt thự liền kề, cùng bị mối ăn

Cách diệt mối cho biệt thự liền kề?

Theo mình có hai phương án để diệt mối cho biệt thự nhà bạn.
Thứ nhất là bạn thuê các dịch vụ uy tín bên ngoài (có thể nhờ người quen giới thiệu).
Thứ hai là bạn tự xử lý. Cách thứ hai đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian ra để tìm hiều cách thức thực hiện nhưng đổi lại bạn không phải lo sợ về vấn đề sức khỏe (có một số dịch vụ khi xử lý mối rắc thuốc lung tung làm bám vào các vật dụng trong gia đình, nếu chủ nhà hít phải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe).
Hướng dẫn diệt mối bằng phương pháp hóa sinh
Theo mình biết thì hiện nay người ta hay sử dụng cách diệt mối bằng phương pháp hóa sinh. Với cách thức này thì bạn cần có hộp nhử mối (nhiều hay ít tùy thuộc vào các vị trí có mối) và thuốc PMC 90.
Trong trường hợp bạn có thể tìm được dịch vụ diệt mối uy tín thì nên để họ làm, để có thể tiết kiệm thời gian của bạn.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phòng mối bằng dầu nhớt thải có tác dụng không?

Tổ mối trong nhà được hình thành như thế nào?