Chống sốt rét bằng muỗi biến đổi gene

Loài muỗi
mới mang một gene có khả năng ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng sốt
rét. Như vậy, trong tương lai, con người có thể thả muỗi biến đổi gene
vào môi trường tự nhiên với hy vọng rằng chúng sẽ thay thế muỗi thường.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ vẫn đang ở giai đoạn đầu, và muỗi biến đổi gene chỉ có thể được đưa vào tự nhiên trong vòng ít nhất 10 năm nữa.
Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ vẫn đang ở giai đoạn đầu, và muỗi biến đổi gene chỉ có thể được đưa vào tự nhiên trong vòng ít nhất 10 năm nữa.
“Những gì
chúng tôi làm mới chỉ ở mức độ thử nghiệm. Chúng ta chưa thể thả chúng
vào thiên nhiên trong tương lai gần”, tiến sĩ Jason Rasgon, thuộc Đại
học Johns Hopkins, thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), phát biểu.
Phương
pháp này dựa trên thực tế là sức khỏe của muỗi gây bệnh sốt rét suy giảm
nhanh chóng bởi ký sinh trùng mà chúng mang. Những con muỗi không bị ký
sinh trùng sốt rét tấn công, do có sức khỏe tốt hơn, dễ dàng loại bỏ
những con mang ký sinh trùng ra khỏi cuộc chiến sinh tồn.
Trong các
thử nghiệm, nhóm chuyên gia cho cả muỗi thường và muỗi biến đổi gene hút
máu chuột mắc bệnh sốt rét. Số lượng hai loài muỗi là như nhau.
Trong lần sinh sản đầu tiên, tỷ lệ sống sót của muỗi biến đổi gene cao hơn. Sau 9 thế hệ, 70% cá thể sống sót thuộc chủng muỗi biến đổi gene.
Trong lần sinh sản đầu tiên, tỷ lệ sống sót của muỗi biến đổi gene cao hơn. Sau 9 thế hệ, 70% cá thể sống sót thuộc chủng muỗi biến đổi gene.
Các nhà
khoa học cũng cấy gene tạo protein vào muỗi biến đổi gene để làm cho mắt
chúng có màu xanh lục sáng. Đặc tính này giúp họ phân biệt chúng với
muỗi thường.
“Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rằng muỗi biến đổi gene có lợi thế hơn về nhiều mặt so với muỗi thường”, tiến sĩ Mauro Marrelli, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
“Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rằng muỗi biến đổi gene có lợi thế hơn về nhiều mặt so với muỗi thường”, tiến sĩ Mauro Marrelli, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Muỗi biến
đổi gene có khả năng đẻ trứng cao hơn muỗi thường sau khi hút máu nhiễm
ký sinh trùng sốt rét. Tuy nhiên, nếu hút máu thường thì khả năng sống
sót và sinh sản của chúng không có gì khác biệt.
Để những
con muỗi biến đổi gene có thể giúp ích cho con người, chúng phải có khả
năng tồn tại tốt hơn muỗi thường ngay cả khi không phơi nhiễm với ký
sinh trùng sốt rét.
“Mặc dù
vậy, kết quả vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc kiểm soát sự lây lan
của bệnh sốt rét bằng biện pháp biến đổi gene muỗi”, các nhà nghiên cứu
kết luận.
Sốt rét là căn bệnh phổ biến ở nhiều vùng thuộc châu Á, châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Tác nhân gây bệnh là Plasmodium - loại ký sinh trùng một tế bào. Chúng xâm nhập vào cơ thể người nhờ ngòi của muỗi Anopheles. Mỗi năm, Plasmodium tấn công khoảng 300 triệu người và cướp đi sinh mạng của ít nhất 1 triệu người.